Xe nâng là thiết bị thuộc nhóm thiết bị nâng hạ là một trong những loại máy móc yêu cầu bắt buộc phải kiểm định an toàn để đảm bảo an toàn lao động theo quy định của pháp luật

Xe nâng hàng là một trong những thiết bị thuộc trong nhóm thiết bị nâng. Xe nâng trong quá trình làm việc nâng hạ và di chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác nên dễ xảy ra tình trạng mất an toàn nên cần phải kiểm định.

Kiểm định xe nâng hàng áp dụng quy trình QTKĐ: 21-2014/BLĐTBXH. Kiểm định xe nâng người theo quy trình QTKĐ: 22-2014/BLĐTBXH do Bộ lao động, thương binh và xã hội ban hành.

TIÊU CHUẨN, QUY ĐỊNH ÁP DỤNG

– TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng – Thiết kế chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;

– TCVN 4755:1989, Cần trục, yêu cầu an toàn đối với hệ thống thủy lực;

– TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung;

– TCVN 5179:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu về thử thủy lực an toàn;

– TCVN 7772:2007, Xe, máy và thiết bị thi công di động. Phân loại;

– QCVN 22:2010/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị tháo dỡ;

– QCVN 13:2011/BGTVT, Quy chuẩn Quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối vơi xe máy chuyên dùng.

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH

1. Chuẩn bị kiểm định

Công ty kiểm định VIETSAF và đơn vị yêu cầu kiểm định cần thống nhất một số việc như sau:

Công ty kiểm định VIETSAF

– Cùng với đơn vị sử dụng thiết bị lập biện pháp an toàn trong suốt quá trình kiểm định

– Bố trí kiểm định viên có năng lực, kinh nghiệm

– Mang đầy đủ trang thiết bị phù hợp để kiểm định xe nâng

– Kiểm định viên phải được trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân

Đơn vị yêu cầu kiểm định

– Xe nâng phải đủ điều kiện để tiến hành kiểm định

– Chuẩn bị hồ sơ, lí lịch, các tài liệu có liên quan đến thiết bị

– Khu vực kiểm định phải đủ rộng, trên nền cứng. Phải khoanh vùng hoặc có biển cảnh báo trong suốt quá trình kiểm định

– Cử cán bộ tham gia chứng kiến kiểm định và công nhân vận hành, sửa chữa, căn chỉnh thiết bị khi cần thiết.

2. Tiến hành kiểm định

– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;

– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;

– Thử không tải;

– Thử tải: thử tải tĩnh, thử tải động, thử phanh tay;

– Xử lý kết quả kiểm định.

2.1. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài: Chỉ được thực hiện khi công tác chuẩn bị đạt yêu cầu

2.1.1. Kiểm tra mã hiệu, chủng loại, số khung, số máy

Công ty CP Kiểm Định An Toàn Thiết Bị Công Nghiệp Sài Gòn
CS 262/7 CMT8, P10, Q10, TPHCM
Hotline :
Mr.Trường 0945.889.509
0937.706.007
Email : truongcntt509@gmail.com

 

(14)