Những nguyên tắc an toàn vận hành xe cẩu
Xe cẩu, máy cẩu, cần cẩu, cần trục ô tô, cần trục tự hành đều là loại máy có khả năng nâng và cẩu các vật từ hàng chục cho tới hàng trăm tấn…Và xe cẩu cũng là loại xe khó điều khiển, là một trong những thiết bị nằm trong danh mục thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động. Chính vì vậy, trước khi đưa xe cẩu vào vận hành, các bạn cần phải ghi nhớ một số nguyên tắc để đảm bảo khi vận hành xe cẩu được an toàn về con người và thiết bị, công trình.
Các nguyên tắc vận hành xe cẩu cần phải được thực hiện một cách nghiêm chỉnh.
- Quy định an toàn với xe cẩu và người vận hành xe cẩu – cần trục tự hành
Xe cẩu là thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động do đó cần phải được kiểm định – kiểm định an toàn cần trục tự hành trước khi đưa xe cẩu vào hoạt động. Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra và thẩm định tất cả các bộ phận, thiết bị và phụ tùng xe cẩu để có thể loại bỏ ra những chỗ không đạt yêu cầu chất lượng. Từ đó mới đảm bảo an toàn cho người và xe khi sử dụng.
Thường thì xe cẩu sẽ được cấp giấy phép kiểm định trong khoảng thời gian nhất định tùy vào chất lượng hiện tại của xe. Sau khi hết thời gian hoạt động thì cần phải kiểm định lại.
- Người vận hành xe cẩu phải được đào tạo cấp chứng chỉ nghề và thẻ an toàn vệ sinh lao động mới được vận hành xe cẩu
- Kiểm tra các bộ phận xe cẩu, máy cẩu, cần cẩu trước khi hoạt động
a) Kiểm tra bên ngoài xe cẩu
– Kiểm tra đèn chiếu sáng, thanh chắn an toàn xe cẩu và hệ thống cảnh báo thông tin quá tải…
– Kiểm tra lại toàn bộ các bộ phận: bulong, ốc vít, dây đai, cần trục, móc, mắt xích… nếu thấy lỏng, han gỉ hoặc biến dạng thì cần thay thế ngay.
– Kiểm tra bình nhiên liệu: dầu nhớt, hệ thống bôi trơn, làm mát, kiểm tra áp suất khí của xe.
– Đảm bảo buồng lái sạch sẽ, gọn gàng
– Đảm bảo khoảng cách an toàn với các đường dây cao áp
b) Kiểm tra xe cẩu không tải
– Xe cẩu chỉ được di động khi đã thu chân chống
– Khoảng cách an toàn từ phần quay của trục với chướng ngại vật ít nhất 1m.
– Kiểm tra công suất nâng và áp suất chân chống của xe cẩu, nếu không có tính toán cân nhắc kĩ lưỡng có thể dẫn tới tình trạng lật xe. Đặc biệt chú ý áp suất bề mặt của các chân đệm không lớn hơn chịu tải mặt đất.
– Nơi đậu xe phải trên mặt bằng vững chắc, đã kê chống lún, sụt
– Sử dụng tấm lót chân chống dưới chân chống một cách đúng quy định
– Kiểm tra độ cân bằng, ổn định của máy bằng đồng hồ định mức
- Quá trình hoạt động của xe cẩu có tải cần chú ý
– Chú ý khi buộc kiện tải, dùng cáp hoặc xích đồng nhất đảm bảo sự cân bằng. Với những kiện hàng có góc nhọn cần có đệm lót tránh bào mòn hoặc đứt.
– Khi nâng tải thực hiện dây treo móc theo hướng thẳng đứng. Trước khi nâng tải tới vị trí đặt thì kiểm tra ở mức 0,2m. Nếu thấy tình trạng ổn đinh thì tiếp tục. Ngược lại thì phải hạ xuống để thiết lập lại.
– Lúc di chuyển theo hướng ngang phải nâng tải cao hơn vật cản 0,5m.
– Có những đánh giá tải trọng và thực trạng tình hình thi công công trình.
- Trong khi xe cẩu vận hành nghiêm cấm
– Kéo lê tải với tang quấn.
– Nâng tải khi chưa ổn định hoặc lệch dây cáp, xích.
– Trong bán kính quay cần trục không được phép đứng gần.
– Tải bị vùi lấp hoặc cản trở bởi những vật cản khác.
– Khi động cơ chưa ngừng hẳn tuyệt đối không cho phép chuyển hướng.
Ngoài ra các bạn cần phải đọc hiểu các quy định, hướng dẫn của nhà sản xuất máy cẩu, cần cẩu để vận hành xe cẩu. Khi gặp trường hợp hư hỏng ngoài tầm kiểm soát phải cho xe cẩu ngừng hoạt động để đảm bảo an toàn cho tính mạng con người và máy móc.
(2306)